Vụ án tại Ngân hàng Đông Á: ‘Tài sản đảm bảo đã khắc phục được phần lớn thiệt hại’

Vụ án tại Ngân hàng Đông Á: Tài sản đảm bảo đã khắc phục được phần lớn thiệt hại - Ảnh 1.

Bị cáo Trần Phương Bình tại tòa – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tranh luận đầu tiên, luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đồng Á (DongABank) Trần Phương Bình, đề nghị HĐXX xem xét việc tách vụ án thành 2 giai đoạn gây bất lợi cho các bị cáo.

Bối cảnh phạm tội của ông Bình là khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tình trạng nợ xấu cao. Trong khi đó, nhóm Công ty M&C, Công ty Hiệp Phú Gia, nhóm Tân Vạn Hưng, Công ty Thép Đồng Tiến là những khách hàng có quan hệ tín dụng trên 20 năm với DongABank. 

Ngoài ra, cá nhân ông Bình đã có nhiều đóng góp cho DongABank để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Bình và các bị cáo là cán bộ, nhân viên ngân hàng này.

Thứ hai, luật sư Hoài cho rằng việc xác định thiệt hại của vụ án chưa chính xác bởi cáo trạng xác định ông Bình và đồng phạm gây thiệt hại 8.700 tỉ khi cho 5 nhóm khách hàng vay. Tuy nhiên, đến nay tổng giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay này có khả năng cân đối, khắc phục được phần lớn hậu quả xảy ra.

Cụ thể, đối với khoản thiệt hại 3.139 tỉ đồng do DongABank cho nhóm Hiệp Phú Gia, TTC vay, luật sư cho rằng nguồn gốc của thiệt hại này là từ khoản vay 879 tỉ của 11 cá nhân thuộc nhóm TTC. 

Qua nhiều đợt trả nợ, đến nay còn dư nợ gốc 1.088 tỉ (chênh lệch với nợ gốc khoảng 190 tỉ). Trong khi đó, tổng giá trị tài sản đảm bảo (dự án Mỹ Gia, dự án Richland Hill,…) vào thời điểm định giá tháng 6-2019 là 3.368 tỉ đồng, về cơ bản đủ khả năng cân đối khắc phục toàn bộ hậu quả.

Đối với thiệt hại 3.949 tỉ đồng trong việc cho nhóm khách hàng M&C vay, luật sư cho rằng nguồn gốc khoản thiệt hại xuất phát từ việc DongABank cho 4 công ty thuộc nhóm M&C vay 1.675 tỉ đồng, đến nay dư nợ 3.949 tỉ.

Để Công ty M&C hợp tác với Công ty Ba Son đầu tư khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son, ông Bình đã mượn pháp nhân Công ty vốn An Bình để chuyển cho Công ty M&C 250 tỉ để đặt cọc cho Công ty Ba Son. Tuy nhiên, Công ty M&C đã không thực hiện theo thỏa thuận với Công ty Ba Son. 

Sau đó, Cục Tài chính – Bộ Quốc phòng đã chuyển số tiền này cho Cục Thi hành án dân sự TP.HCM. Tại tòa, đại diện DongABank và ông Bình đã đề nghị xem xét đối trừ 250 tỉ trên vào khoản thiệt hại liên quan đến nhóm khách hàng này.

Đối với thiệt hại 393 tỉ đồng trong việc cho nhóm Đồng Tiến vay, xuất phát từ 58 khoản vay. Các khoản vay của đều được DongABank giải ngân chi, chuyển khoản thanh toán trực tiếp cho các đối tác trong và ngoài nước theo đúng yêu cầu sử dụng tiền vay của các công ty thuộc nhóm khách hàng Đồng Tiến. 

Sau khi DongABank giải ngân, nhóm Đồng Tiến dùng để nhập khẩu máy móc thiết bị, sắt thép phế liệu, bổ sung vốn lưu động để thanh toán tiền điện, tiền lương cho nhân viên, đến nay chưa phát hiện việc nhóm Đồng Tiến sử dụng tiền sai mục đích đã cam kết với ngân hàng

Ngoài ra, luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét giá trị nhiều tài sản đảm bảo khác để đối trừ khắc phục thiệt hại của vụ án.

“Việc xác định thiệt hại trong vụ án là khoản chênh lệch giữa dư nợ gốc và lãi phát sinh đến thời điểm khởi tố vụ án trừ đi giá trị tài sản đảm bảo và phong tỏa, kê biên mới được coi là hợp lý” – ông Hoài nhấn mạnh.

Phiên tòa tiếp tục vào sáng 3-7.

Link Nguồn bài viết


Deprecated: Function WP_Query was called with an argument that is deprecated since version 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/anninh/domains/anninh.org/public_html/wp-includes/functions.php on line 5677
Bài viết liên quan